TRANH ĐỨC PHẬT BẤT KHÔNG THÀNH TỰU MẬT TÔNG
- Chất liệu giấy: Giấy xuyến chỉ, giấy trắng cổ, canvas
- Chất liệu khung: Không khung, bồi biểu lụa, khung composite giả vân gỗ
- Kích thước: 21x30cm, 30x42cm
- Đóng gói: 1 tranh
- Mực in chuyên dụng bền màu, không phai
- Không loang khi gặp nước
- Thích hợp treo tường tại gia, phòng khách, phòng thờ, dùng để hộ niệm, làm quà tặng,…
Ngài an tọa trong tư thế Kim Cương trên Bảo tòa được tám Mệnh lệnh điểu nâng đỡ. Thân Ngài sắc xanh lục, nêu biểu sự an bình, vắng bặt mọi lo lắng sợ hãi. Tay phải Ngài kết ấn Hộ trì, tay trái trong tư thế Thiền định. Ngài được trang hoàng bằng trang sức Báo thân. Tật đố, ghen tị được chuyển hóa thành Thành Sở Tác Trí. Ngài nêu biểu cho công hạnh cứu khổ chúng sinh và trí tuệ thành tựu hết thảy mọi điều sở nguyện.Pháp khí biểu tượng của Ngài là chày Kim Cương kép.
Thế ấn Hộ trì của Đức Phật Bất Không Thành tựu nêu biểu sự hàng phục tật đố,tiêu trừ mọi chướng ngại, bảo vệ hết thảy chúng sinh. Theo lịch sử Phật giáo, em họ của Đức Phật là Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) vì ganh tức với Đức Phật nên đã nhiều lần định ám hại Ngài. Trong một lần Đức Phật đi kinh hành, Đề Bà Đạt Đa đã thả một con Voi say chạy về hướng Đức Phật. Con Voi hung dữ đã dẫm nát mọi thứ trên đường đi, nhưng khi đến gần Đức Phật, Ngài kết thế ấn này khiến con voi ngay lập tức được hàng phục, bỗng trở nên hiền lành ngoan ngoãn.
Đức Phật Bất Không Thành Tựu an tọa trên tòa Mệnh Lệnh Điểu, là loài chim thần với thân nửa người nửa chim chuyên ăn rắn, nêu biểu sự hàng phục những tai ương, hiểm ngại. Với khả năng thiên phú có tầm nhìn xa, Mệnh Lệnh Điểu có thể nhận ra sự hiện diện của những si ám như mãng xà đang quấy nhiễu con người ngay từ khoảng cách rất xa. Ngoài ra, Mệnh Lệnh Điểu cũng có mối liên hệ với dãy Himalaya ở phương Bắc, đây cũng là phương trấn của Đức Phật Bất Không Thành Tựu.
Đức Phật Bất Không Thành Tựu có mối liên kết đặc biệt với năng lượng Ngài được coi là chủ của Nghiệp Bộ. Là một Đức Phật hành động, Ngài biểu trưng cho thành tựu tu tập viên mãn, kết quả của việc vận dụng trí tuệ của bốn Đức Phật còn lại trong Ngũ Trí Phật. Chày Kim Cương kép của Ngài cũng là một biểu tượng thành tựu viên mãn tất cả mọi công hạnh. Đó là lý do tại sao sau khi hoàn tất nghi lễ yểm tâm và triệu thỉnh Phật dung nhập tượng, chày Kim Cương kép thường được khắc lên đáy bảo tòa của Đức Phật.
Kiểm tra tranh ưng ý mới thanh toán.