TRANH THỜ ĐẠO MẪU

So với bất cứ một hình thức tín ngưỡng và tôn giáo hiện có, trong Đạo Mẫu tất cả các vị Thánh trong điện Thần từ Ngọc Hoàng, Thánh Mẫu, tới các hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, Cô, Cậu thậm chí cả Ngũ Hổ’ và Ông Lốt (rắn) đều được hình tượng hóa bằng hệ thống các tượng, tranh vẽ và diễn xướng Thánh giáng Đồng. Nói cách khác, mỗi vị Thánh đều có tượng đắp, tranh vẽ, có những giờ phút giáng đồng vói hình hài, trang phục, động tác, lời phán truyền. Bởi thế có thể nói, tín ngưỡng thờ Mẫu là thứ tín ngưỡng hình tượng.

Cho tới nay ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp tới hệ thống tượng thờ Mẩu Tứ Phủ. Bởi thế, tử góc độ văn hóa và tín ngưỡng, chúng tôi chỉ có thể nêu những nhận xét bước đầu về lĩnh vực còn mới mẻ này. Không có ngôi đền phủ thờ Mẫu Tứ Phủ nào lại không có tượng, tuy nhiên, tùy theo từng ngôi đền vị Thánh nào là chính thì tượng vị Thánh đó làm to, đẹp hơn và thường là đặt ở vị trí trang trọng. Trong quần thể, các di tích Phủ Dầy, nơi thờ chính của Thánh Mầu Liễu Hạnh, ngoài tượng Thánh Mẫu, được đặt trang trọng ở hậu cung thì còn có hàng trăm bức tượng khác cúa các vị thần thánh thuộc điện thần Tú Phủ. Những đền, phủ ở các nơi khác cũng vậy.
Tuy hệ thống tượng khá phong phú, nhưng tượng thờ Mẫu là những tượng có niên đại khá muộn, không có bức nào có niên đại trước giữa thế kỷ XIX, phần nào đó trùng hợp với thời gian xây dựng và trùng tu lớn các đền phủ. Nếu truy về gốc gác xa hơn thì tượng Mẫu Tứ pháp đặt trong chùa cũng chỉ khoảng thế kỷ XVI. Còn nếu coi hình tượng Quan Âm (có nơi gọi là Quan Âm Thánh Mẫu) thì cũng chỉ mới có hình tượng cách đây 150 năm (theo nhà nghiên cữu Trần Lâm Biền). Vào phía Nam, tới Tháp Bà Nha Trang, tới Linh Sơn Thánh Mẫu – Bà Đen (Tây Ninh) hay điện Bà Chúa Xứ ở Núi Sam, An Giang thì tượng thờ Mẫu lại mang sắc thái riêng, thế hiện tính hỗn dung và hội nhập văn hóa Việt – Chăm, Việt – Khmer. Nói cách khác, những bức tượng Mẫu đang được người Việt thờ cúng ở các nơi kể trên đều có nguồn gốc là tượng Chăm, tượng Khơmer, được “phủ” ra ngoài sắc thái Việt và trở thành Mẫu của người Việt.

Tượng Mẫu Tứ Phủ ờ các đền phủ phía Bắc đều tạc bằng gồ rồi sơn son thếp vàng giống như nhiều tượng thờ khác. Tượng ba hay bốn vị Thánh Mẫu tạc phong cách các Nữ thần nông nghiệp, đẹp, phúc hậu, nghiêm chỉnh, nhưng lại mang đầy tinh tượng trưng. Những bức tượng của các vị thần thấp hơn, nhát là các vị hàng Chầu, hàng Cô, Cậu… thì tính tượng trưng cũng giảm đi, những nét mang cá tính thấy rõ hơn. Cũng dễ hiểu thôi, vì đó là những hóa thân của Mẫu trong thế giới trần gian. Khi giáng đồng cũng vậy, Thánh Mẫu chỉ giáng chú không nhập, nên các giá Mẫu không mở khãn, không làm việc Thánh, còn từ các giá hàng Quan trở xuống thì Thánh nhập đồng, bước ra làm việc Thánh hệt như người trần.

Tượng các Thánh trong đạo Mẫu Tứ Phú, từ nét mặt đến cách thức phục trang đều khá hiện thực, không khác mấy với người đời. Nét mặt đẹp, phúc hậu, đầu đội hay trùm khăn, tay cầm quạt tuy mang tính tượng trưng, nhưng đó là tượng trưng của con người trong đời sống hiện hữu, không cao sang như vua chúa trong triều, mà bình dị hơn, có nét hao hao như Bà, như ông ta vậy. Bởi lẽ suy cho cùng, những tượng mẫu này thể hiện nhúng ước mơ, những khát vọng, quan niệm thẩm mỹ của người nông dân vùng quê.

Màu sắc của tranh thờ Tú Phủ dùng sắc màu chính: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, tức là ngũ sắc theo quan niệm ngũ hành, ngũ phương. Bên cạnh đó còn dùng các màu vàng kim, bạch kim óng ánh để điểm xuyết, gây cảm giác tươi sáng, rực rỡ, lộng lẫy vốn là màu sắc chủ đạo cúa tín ngưỡng này. Bố cục của tranh thờ không phụ thuộc lắm vào qui luật viễn cận, mà thường là tủy theo chủ đề, nhân vật mà người nghệ nhân muốn thể’ hiện để qui định mức độ to nhỏ, nhằm gây những ấn tượng cho người xem tranh.

Trong số các tranh thờ này, có những bức tranh đạt giá trị nghệ thuật cao, điển hình là tranh Ngũ Hổ, tranh Hắc Hổ. ở đây có sự kết hợp bố cục tranh 5 con Hổ rất chặt chẽ, các dáng ngồi của Hổ tiềm tàng súc mạnh, các đường nét và màu sắc khi thể hiện râu, nét mặt, ánh mắt rất sinh động. Có thể coi búc tranh Ngũ Hổ’ này như là một trong những tuyệt tác của nghệ thuật tranh dân gian.