Tranh: CÔ BƠ PHONG CÁCH HÀNG TRỐNG
- Chất liệu: Giấy bồi biểu lụa (đã bao gồm dây treo) hoặc đóng khung
- Kích thước: 36x80cm (biểu), 40x60cm (khung)
- Mực in chuyên dụng bền màu, không phai
- Không loang khi gặp nước
- Thích hợp treo tường tại gia, phòng khách, phòng thờ, dùng để hộ niệm, làm quà tặng,…
———
Có rất nhiều câu chuyện được lưu truyền về việc cô Bơ là ai. Tương truyền, cô Bơ là con gái Vua Thủy Tề dưới Thủy Cung. Cũng có tài liệu ghi chép rằng, cô là con gái của Long Vương, hầu cận cho Đức Vương Mẫu. Cô được giáng sinh xuống trần thế vào thời Lê Trung Hưng. Thần tích về sự giáng sinh của cô được lưu truyền rằng, Đức Thái Bà nằm mộng thấy một thiếu nữ xinh đẹp, thướt tha bội phần, diện xiêm y trắng tới dâng Đức Bà một viên ngọc quý rồi nói rằng mình vốn là Thủy Cung Tiên Nữ giáng hạ đầu thai giúp vua cứu nước. Sau đó, vào ngày 8/2, Đức Thái Bà thụ thai và sinh ra một cô con gái nhan sắc hơn người, mười phân vẹn mười như khi chiêm bao. Khi sanh cô, trời mây trên cao bỗng uốn lượn không ngừng, Thủy cung nhã nhạc cũng vang lên khiến Đức Thái Bà tin về lời báo mộng khi xưa và chắc hẳn con mình là tiên nữ hạ phàm, sau này sẽ có thể ra tay phù đời.
Quả là như vậy, cô lớn lên xinh đẹp khác người, lại giỏi văn thơ đàn hát, được Đức Thái Bà hết mực yêu thương bảo ban. Khi nhà nước bị giặc Minh đô hộ, cô cùng thân mẫu tạm lánh vào xứ Hà Trung, Thanh Hóa, gần ngã Ba sông Thác Hàn. Sử sách khi lại, cô đã có công giúp vua Lê Lợi trong việc kháng quân Minh trong những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, sau này còn linh ứng giúp vua Lê trong công cuộc Phù Lê dẹp Mạc.
Một điển tích khác viết về Cô Bơ như sau: trong những ngày đầu kháng chiến, lực lượng quân ta vẫn rất yếu và thường xuyên bị địch truy đuổi. Một lần khi vua Lê bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Bờ, vua đã gặp cô Bơ đang tỉa ngô liền xin cô giúp đỡ. Cô Bơ lập tức đóng giả vua Lê thành anh trai mình, đưa quần áo thường cho nhà vua, chôn hoàng bào dưới ruộng ngô và giả vờ đang tỉa ngô. Nhờ vậy, nhà vua thoát khỏi sự truy đuổi của quân địch. Vua rất cảm kích tấm lòng của cô, hẹn ngày sau khi đại thắng khải hoàn sẽ rước cô về triều đình phong công cho cô đồng thời phong cô làm phi tử.
Sau đó, cô vẫn tận tâm hết lòng giúp đỡ quân vua Lê bằng cách bí mật chở quân sĩ, lương thực phẩm qua sông, … Đến ngày đại thắng khải hoàn, nhà vua nhớ về cô gái năm xưa đã từng giúp đỡ mình và lời hứa với cô, liền sai quân đến đón. Nhưng cô Bơ đã thác tự từ bao giờ. Có người kể rằng, cô đến lúc thác tự vẫn kiên trinh một lòng chờ đợi mà không kết duyên với ai. Cũng có bô lão nói rằng, cô đã trở về Thủy Cung sau khi giúp vua dẹp giặc. Sau này, cô vẫn thường hiển linh giúp đỡ người dân ở cùng ngã ba sông, độ thuyền bè qua sông thuận buồm xuôi gió. Nhân sinh ai gặp điều trắc trở đến van cửa Cô Bơ đều được Cô phù hộ như ý. Cô được dân chúng phong danh Cô Bơ Bông hoặc Cô Bơ Thác Hàn.
Tranh thờ Cô Bơ Bông được họa sĩ Lê Thoa khắc họa theo phong cách Hàng Trống, cô mặc trang phục trắng, dáng ngồi khoan thai trên tràng kỷ, khuôn mặt thanh thoát, hiền lương.
Tranh thờ của phường Hàng Trống xưa hầu hết đều đạt phẩm chất nghệ thuật cao nhất. Nếu tranh Đông Hồ là xúc cảm hồn nhiên thì tranh thờ Hàng Trống là tư duy sâu lắng, cảm nhận tâm linh. Tranh vẽ giàu chất trí tuệ, song không vì thế mà kém mỹ cảm. Được cách điệu với tính trang trí cao, loạt tranh này chứng tỏ con mắt và tay nghề vững vàng của các tác giả khuyết danh.
Kiểm tra tranh ưng ý mới thanh toán.